Nguyên nhân và cách trị hăm cho bé

Hăm tã hoặc viêm da tã lót là một dạng viêm da ở vùng mặc tã. Hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là thường gặp do trong giai đoạn mang tã và có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng của bé ửng đỏ, sáng bóng và làm bé khó chịu. Vậy làm cách nào để trị hăm cho bé?

 1. Nguyên nhân khiến hăm tã

Các nguyên nhân gây ra thường là :

  • Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy.
  • Nhiễm trùng hay nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Nấm hay vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu.
  • Chất liệu tã quá thô ráp khi tiếp xúc với làn da nhạy cảm của bé khiến các con cảm thấy vô cùng khó chịu.
  • Hóa chất ở trong bột giặt hoặc các chất làm mềm vải cũng có thể tác động đến làn da nhạy cảm của bé.
  • Các loại quần không đảm bảo sự thông thoáng khiến làn da của bé luôn ẩm nên rất dễ bị hăm tã.

2. Triệu chứng của hăm tã

Một số dấu hiệu nhận biết bé bị hăm tã:

  • Bé tỏ ra khó chịu, ngủ không thẳng giấc.
  • Phần da non nớt của con khi tiếp xúc với tã (không tính bộ phận sinh dục) bị ửng đỏ, nổi các vết mụn nhỏ.
  • Những vùng da bị tổn thương vì hăm tã sẽ rất đau, khiến bé khó chịu và quấy khóc. Đặc biệt khi những khu vực này tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu.
  • Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da

3. Hướng dẫn xử lý hăm tã ở trẻ

  • Vệ sinh phần mông và bẹn bằng nước sạch, xà phòng chuyên dùng cho trẻ nhỏ để loại bỏ vi khuẩn.
  • Thoa kem thuốc lên vùng da mông và bẹn một lớp mỏng.
  • Nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm có chất liệu an toàn, mềm mại như Bỉm Mây Organic – sử dụng bề mặt vải bông Cotton Organic không dệt, mang đến sự mềm mại, êm ái và khô thoáng cho làn da bé. Kháng khuẩn, phòng tránh tình trạng hăm tã, mẩn đỏ do tiếp xúc với hóa chất.
  • Gọi ngay cho bác sĩ nếu em bé bị sốt, mẩn đỏ nặng hơn mặc dù đã điều trị tại nhà hoặc lan ra ngoài vùng mặc tã, bỏ bú hay nôn mửa.

4. Những lưu ý để tránh bé bị hăm tã

  • Sau khi tắm hoặc vệ sinh cho con, bố mẹ cần phải lau khô người cho con rồi mới quấn tã. Nhất định không được quấn tã cho con khi người còn ướt.
  • Luôn để làn da của con trong tình trạng khô thoáng, không sử dụng các loại bột, kem hay lá để tắm rửa cho con khi chưa có sự chỉ định của các bác sĩ.

Khi trẻ bị hăm tã sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Kéo theo đó, giấc ngủ của các con cũng sẽ không được kéo dài như trước. Những vết sưng và lở loét trên da khiến các con cảm thấy đau và không thoải mái. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải theo dõi con thường xuyên. Nếu bé có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì hãy nhanh chóng tìm đến các bác sĩ để được thăm khám cụ thể hơn.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Hotline: 0979469349/0982686882

Email: tabimmay@gmail.com

Facebook: Bỉm Mây.Official

Địa chỉ: Số 2, Ngách 264/16, Đường Ngọc Thụy, Phường Ngọc Thụy, Quận Long Biên, Hà Nội

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trống